Suy dinh dưỡng ở trẻ đã và đang là vấn đề nghiêm trọng được xã hội quan tâm. Trẻ kém hấp thu chậm tăng cân là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng. Đồng thời, việc kém hấp thu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của bé. Vậy thì trẻ kém hấp thu là gì, nguyên nhân do đâu, nên làm gì khi gặp tình trạng này, theo dõi bài viết để được giải đáp nhé.
MỤC LỤC TÓM TẮT
Thực trạng trẻ kém hấp thu hiện nay
Thông thường, cha mẹ sẽ cho trẻ ăn uống theo chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi để trẻ có thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết, phục vụ cho sự phát triển. Tuy nhiên đối với trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, thì việc ăn uống bình thường sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất của trẻ. Hiểu một cách đơn giản, hệ tiêu hóa của trẻ kém hấp sẽ không hoạt động tốt, khiến cho trẻ khó có thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Đây là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh kém hấp thu dưỡng chất trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bé rơi vào tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ
Tình trạng kém hấp thu ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trong thời gian đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa thể phát triển toàn diện, khả năng miễn dịch còn khá yếu, vậy nên bé dễ mắc phải các triệu chứng về đường tiêu hóa.
- Chế độ ăn chưa hợp lý: Rất nhiều gia đình chưa thật sự hiểu đúng về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, đặc biệt là đối với bé hấp thu kém chậm tăng cân. Để trẻ ăn dặm quá sớm hay không phù hợp thời gian khiến cho hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, khiến bé gặp khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng.
- Loạn khuẩn đường ruột: Hiểu một cách đơn giản, đây là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của bé bị gián đoạn và giảm hiệu quả.
- Không dung nạp lactose: Đây cũng là lý do dẫn đến hội chứng kém hấp thu ở trẻ em.
Dấu hiệu trẻ kém hấp thu là gì?
Bé ăn kém hấp thu chậm tăng cân kéo dài sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Hệ miễn dịch suy giảm cũng dễ khiến trẻ mắc phải các căn bệnh viêm nhiễm. Vậy nên các cha mẹ nên lưu ý những dấu hiệu ban đầu để kịp thời xử lý và cải thiện tình trạng bệnh:
- Trẻ thường xuyên bị đau bụng, ói mửa, nôn trớ,…
- Trẻ bị táo bón, tiêu chảy, phân lỏng sệt (lượng phân nhiều).
- Trẻ có sức đề kháng yếu, thường xuyên mắc phải các bệnh viêm nhiễm.
- Trẻ bị sụt cân, chậm cân, chán ăn.
- Da khô, thiếu nước, dễ bị bầm tím dù chỉ va chạm nhẹ.
- Tính khí thay đổi thất thường, dễ khó chịu, cáu gắt, hay quấy khóc.
Cần hết sức lưu ý tình trạng tiêu chảy mãn tính (hoặc liên tục kéo dài) ở trẻ, vì đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất về tình trạng kém hấp thu ở trẻ. Khi nhận thấy những dấu hiệu này, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán và kịp thời xử lý.
Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì?
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ gây ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và trí não. Vậy nên khi nhận thấy các dấu hiệu trên, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn cho trẻ kém hấp thu:
Thực phẩm giàu đạm (ưu tiên đạm động vật)
- Tôm, cua, cá: Hải sản là một trong những loại thực phẩm rất giàu đạm mà cha mẹ nên tăng cường cho trẻ. Hơn nữa đạm trong hải sản dễ tiêu hóa hơn đạm thịt. Nhóm thực phẩm này còn chưa rất nhiều phốt pho, canxi, có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa chứng còn xương ở trẻ.
- Thịt: Các loại thịt là nhóm thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cao, rất phù hợp bổ sung cho trẻ kém hấp thu dưỡng chất. Khi trẻ đủ 1 tuổi, cha mẹ nên thêm thịt vào thức ăn của trẻ, có thể dùng thịt mông, nạc vai.
- Trứng: Đây là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn với các chất như đạm, vitamin, chất béo và các muối khoáng. Nguồn đạm có trong trứng còn mang đầy đủ các acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối, vậy nên hệ tiêu hóa của trẻ rất dễ hấp thu.
- Sữa: Tốt nhất nên là sữa mẹ. Trong trường hợp bất khả kháng, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thay thế bằng sữa bột công thức có hàm lượng dinh dưỡng cao để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Thực phẩm giàu chất béo
Bên cạnh đạm, chất béo cũng là nguồn năng lượng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ kém hấp thu. Cùng một hàm lượng, năng lượng mà chất béo cung cấp cho trẻ gấp đôi so với tinh bột và đạm.
Ngoài ra, vitamin tan trong dầu cũng dễ dàng hấp thu hơn và cung cấp các acid béo cần thiết cho trẻ. Vậy nên cha mẹ cũng cần chú trọng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của các bé để cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi nhé.
So với mỡ thực vật thì mỡ động vật cung cấp acid béo chưa no rất tốt cho quá trình hấp thu của trẻ, đây là nguồn dưỡng chất đóng vai trò quan trọng cho sự chuyển hóa trong cơ thể.
Nhóm thực phẩm giàu glucid
Cha mẹ nên bổ sung gạo và mì cho trẻ, đây đều là những thực phẩm rất giàu glucid. Chất này cung cấp nguồn năng lượng rất lớn cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý nên cho trẻ uống đủ nước và ăn thêm rau củ quả để cung cấp vitamin, chất xơ, yếu tố vi lượng cho trẻ.
Giải pháp cho trẻ trẻ biếng ăn và kém hấp thu dinh dưỡng
Trẻ kém hấp thu phải làm sao là vấn đề đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bên cạnh thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ còn cần chú ý các kinh nghiệm trẻ kém hấp thu như sau:
- Tập cho bé thói quen vệ sinh cá nhân: Việc thường xuyên vệ sinh cá nhân và giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ sẽ giúp bé hạn chế được các bệnh nhiễm trùng. Đối với các bé đang trong giai đoạn phải bú, người mẹ cũng cần vệ sinh kỹ tay, chân và bầu vú thật sạch sẽ trước khi cho con ăn. Hãy giữ cho môi trường sống và vui chơi của con luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Bổ sung thêm các enzym đường tiêu hóa để cải thiện hệ vi sinh đường ruột cho trẻ.
- Tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng của trẻ bằng immune alpha và sữa non, ngăn ngừa chứng kém hấp thu do nhiễm khuẩn hoặc bệnh tật.
- Cho bé hoạt động và vui chơi nhiều hơn. Việc vận động thường xuyên sẽ thúc đẩy sự co bóp ruột, tăng nhanh khả năng tiêu hóa ở trẻ.
- Với những trẻ trên 24 tháng tuổi: hãy tẩy giun định kỳ cho bé theo khuyến cáo của bác sĩ.
Trên thực tế, tình trạng trẻ kém hấp thu không được xem là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được kịp thời phát hiện và xử lý đúng cách, tình trạng kém hấp thu dưỡng chất kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Nếu phát hiện các dấu hiệu kém hấp thu ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết và cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
Trong trường hợp trẻ biếng ăn, kém hấp thu kéo dài, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm hỗ trợ có chưa các HMO, Lysine, các vitamin nhóm B, Kẽm và các khoáng chất cần thiết… để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng ở trẻ.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều dòng siro ăn ngon cho bé với thành phần và công dụng khác nhau. Đối với tình trạng trẻ biếng ăn, kém hấp thu, cha mẹ nên cho bé sử dụng siro ăn ngon Botakids để cải thiện vấn đề này. Sản phẩm chứa đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ, mang đến nhiều công dụng vượt trội như kích thích ăn ngon, ngủ ngon, cải thiện tiêu hóa, tăng cường hấp thu, hoàn thiện hệ miễn dịch giúp bé luôn khỏe mạnh và tăng cân dễ dàng.
Cha mẹ nên đồng thời áp dụng việc bổ sung dưỡng chất cho bé thông qua việc ăn uống và sử dụng siro Botakids để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn cha mẹ cũng đã hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và các giải pháp cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu. Nếu bé nhà mình cũng đang vướng phải tình trạng trên, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm giải pháp cải thiện các triệu chứng cho bé. Hãy luôn kiên trì, đồng hành và dẫn dắt con yêu trong suốt quá trình phát triển.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0902 52 52 43 – 096 446 0846 hoặc truy cập website https://tamino.vn/ để được các chuyên gia của tamino tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN