Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì? Nguyên nhân, cách phòng tránh!

Trong giai đoạn đầu đời, các bé thường rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Các bé có đề kháng kém hơn thì lại càng dễ bị ốm vặt hơn. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ hay ốm vặt? Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này là gì? Cùng tìm lời giải đáp tại nội dung sau đây của chúng tôi nhé.

Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì? Nguyên nhân, cách phòng tránh!
Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì? Nguyên nhân, cách phòng tránh!

Nguyên nhân trẻ hay ốm vặt

Thời kỳ đầu đời, dù cho sức đề kháng của bé rất yếu, dễ mắc bệnh, tuy nhiên nếu tình trạng bệnh tái lại thường xuyên và liên tục phải sử dụng thuốc thì cha mẹ cần hết sức lưu ý. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con hay bị ốm vặt là do cơ địa, do thay đổi thời tiết, song thực tế lại không giống như vậy. Trẻ hay ốm vặt rất có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

Đề kháng và hệ miễn dịch kém

Đề kháng và hệ miễn dịch kém
Đề kháng và hệ miễn dịch kém

Ngay từ khi chào đời các bé đều sẽ nhận được lượng lớn kháng thể thông qua sữa mẹ, vậy nên bé đã có thể tự bảo vệ bản thân chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Đây cũng là nền tảng giúp hệ miễn dịch của bé dần phát triển hoàn thiện để đủ sức chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự phát triển và hoàn thiện hệ miễn dịch xảy ra chậm hơn ở một số bé, điều này khiến cơ thể bé không đủ sức để chống lại các tác nhân gây bệnh, bé hay ốm vặt hơn.

Hệ miễn dịch càng non yếu thì bé lại càng dễ ốm vặt hơn, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, cảm cúm, ho sốt, viêm họng,… Nguy hiểm hơn, khi sức đề kháng của bé yếu và không kịp thời tiêm phòng vắc xin phòng bệnh thì nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn vô cùng cao. Trong đó có một số bệnh nguy hiểm như lao, sốt xuất huyết, ho gà, bạch hầu,…

Đa số các bé có đề kháng yếu thường thuộc vào trường hợp sinh non, sinh thiếu tháng hoặc không được bú sữa mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời. Những bé hay ốm bệnh, phải dùng thuốc cũng sẽ có sức đề kháng yếu hơn.

Xem thêm: 8 Nguyên nhân tại sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân? Cách khắc phục

Hệ tiêu hóa kém

Hệ tiêu hóa kém
Hệ tiêu hóa kém

Rất nhiều bé sinh ra khỏe mạnh nhưng vẫn thường xuyên bị ốm vặt còn có thể do thực đơn ăn uống và hệ tiêu hóa kém. Một số bé có chế độ ăn không lành mạnh, thường xuyên ăn thực phẩm không đảm bảo, ảnh hưởng đến đường ruột cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị bệnh.

Hệ tiêu hóa kém khiến bé khó có thể hấp thu được các dưỡng chất, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phát triển của nhiều cơ quan. Bên cạnh đó, các tình trạng trẻ biếng ăn hay ốm vặt, gầy ốm, chậm phát triển chiều cao cân nặng, thường xuyên nôn trớ, đi ngoài phân lỏng,…. cũng là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Hãy đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để khắc phục vấn đề này.

Cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt?

Tình trạng trẻ hay ốm vặt liên tục chắc hẳn đã khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và mong muốn tìm được giải pháp khắc phục triệt để tình trạng này để giúp con khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Xét nguyên nhân trẻ hay bị ốm vặt do thiếu dinh dưỡng hoặc hệ miễn dịch quá yếu, phụ huynh có thể áp dụng các cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt sau:

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé

Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì là vấn đề rất nhiều phụ huynh thắc mắc. Hãy một lần nữa kiểm tra lại thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé đã bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hay chưa. Đối với những bé có thói quen ăn uống không tốt, các cha mẹ cần cố gắng giúp đỡ bé thay đổi thói quen này. Hãy tập cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn để cơ thể bé hấp thụ được lượng chất dinh dưỡng tốt nhất.

Trẻ sơ sinh được khuyến cáo cần phải bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, nếu có thể kéo dài đến 24 tháng là tốt nhất. Sữa mẹ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung rất nhiều miễn dịch cho cơ thể, giúp trẻ ít ốm vặt và phát triển khỏe mạnh hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Đa số bé hay bệnh vặt là do hệ miễn dịch quá yếu, vậy nên để giải quyết vấn đề này, việc làm đầu tiên mà cha mẹ nên lưu ý đó là tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao đề kháng cho bé. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cha mẹ nên chọn thêm cho bé một số loại thực phẩm hỗ trợ để cải thiện các vấn đề biếng ăn, nôn trớ, chậm hấp thu,… ở trẻ.

Ngoài ra, các vị phụ huynh cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho con. Cha mẹ có thể lựa chọn siro ăn ngon Botakids cho bé sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch trong giai đoạn này. Với các thành phần khoáng chất, vitamin và các đại dưỡng chất ưu việt, siro ăn ngon Botakids sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ làm việc tốt hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, từ đó trẻ sẽ ít bị ốm vặt hơn.

Hãy chú ý đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, đặt biệt là vắc xin cúm, loại này cần được tiêm phòng hàng năm. Môi trường và giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng giúp hoàn thiện hệ miễn dịch cho trẻ.

Thời điểm nào nên tăng cường bổ sung hệ miễn dịch cho trẻ?

Thời điểm nào nên tăng cường bổ sung hệ miễn dịch cho trẻ?
Thời điểm nào nên tăng cường bổ sung hệ miễn dịch cho trẻ?

Tăng cường bổ sung hệ miễn dịch cho trẻ vào các thời điểm phù hợp sẽ giúp trẻ chủ động chống lại được các tác nhân gây bệnh, tình trạng trẻ ốm vặt cũng được cải thiện. Để bổ sung miễn dịch cho bé yêu, cha mẹ cần đặc biệt chú ý các giai đoạn sau:

Giai đoạn sơ sinh

Khi mới chào đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, hệ vi sinh đường ruột chưa đầy đủ, hơn nữa trẻ còn phải tập làm quen với môi trường sống hoàn toàn mới. Khi này nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng lên rất nhiều.

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh có tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào thời điểm sinh và sau khi sinh. Những bé sinh đủ tháng được bú sữa mẹ đầy đủ có tỷ lệ ốm vặt thấp hơn nhiều. Những trẻ sinh thiếu tháng và không được bú đủ hệ miễn dịch rất yếu.

Giai đoạn trẻ cai sữa

Không chỉ cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, sữa mẹ còn là nguồn bổ trợ hệ miễn dịch tự nhiên giúp bé có thể tự chống lại các tác nhân gây hại sau khi rời khỏi tổ ấm an toàn trong bụng mẹ. Vậy nên khi cai sữa, trẻ sẽ bị thiếu đi lượng kháng thể sẵn có trong sữa mẹ, hệ miễn dịch khi này sẽ tạm thời suy yếu. Cha mẹ nên chú ý tăng cường miễn dịch cho bé trong giai đoạn này cho đến khi hệ miễn dịch phát triển toàn diện.

Khi bé bắt đầu đi nhà trẻ

Khi bé bắt đầu đi nhà trẻ
Khi bé bắt đầu đi nhà trẻ

Lớp học là môi trường hoàn toàn mới đối với trẻ, vậy nên khi bé 2 tuổi, 3 tuổi hay ốm vặt. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiếp xúc và chơi chung với nhiều bạn nhỏ khác cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Vậy nên đây cũng là thời điểm quan trọng cha mẹ cần chú ý để tăng cường đề kháng cho trẻ.

Xem thêm: Thuốc tăng cân cho Trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng giúp bé từ 2-7 tuổi ăn ngon ngủ ngon tăng cân nhanh

Thời điểm thay đổi thời tiết

Khí hậu thay đổi thất thường, mùa hè nóng cực nóng, mùa đông lạnh cực lạnh. Hai mùa khác nhau rõ rệt khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi. Vậy nên bé 4 tuổi hay ốm vặt, cha mẹ cần lưu ý bổ sung miễn dịch cho bé.

Vậy thì mấy tuổi bé hết ốm vặt? Thực tế, đến độ tuổi 3 – 4 tuổi hệ thống miễn dịch của trẻ đã được hoàn thiện cơ bản, cơ thể trẻ đã sản xuất đầy đủ kháng thể bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây hại.

Nếu cha mẹ đã hiểu và thực hiện tốt các giải pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thì chắc chắn tình trạng trẻ hay ốm vặt sẽ ít nhiều được cải thiện. Hi vọng những nội dung chúng tôi chia sẻ trên đây hữu ích đối với quá trình chăm sóc con yêu của bạn.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0902 52 52 43 – 096 446 0846 hoặc truy cập website https://tamino.vn/ để được các chuyên gia của tamino tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CÙNG CHUYÊN GIA



    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *